Bị đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm

Các bệnh gan khác

Bị đắng miệng là tình trạng phổ biến gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nhiều người thường chủ quan bỏ qua nhưng đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy bị đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp các thắc mắc của bạn.

1. Bị đắng miệng là bệnh gì?

Bị đắng miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như: [1] [2]

  • Suy giảm chức năng gan: Khi gan hoạt động kém, quá trình sản xuất mật có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác đắng miệng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Những vấn đề như: Khó tiêu, viêm loét dạ dày hoặc những hoạt động không bình thường của dạ dày có thể gây cảm giác đắng miệng.
  • Trào ngược dịch mật và dạ dày: Cảm giác đắng miệng thường xảy ra khi dịch trong dạ dày hoặc dịch mật bị trào ngược lên thực quản.
  • Bệnh lý răng miệng: Các vấn đề về răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi hay viêm nha chu có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đắng miệng.
  • Ung thư: Ở những người mắc ung thư, cảm giác đắng miệng bị tăng lên do sự thay đổi trong thành phần nước bọt và sự cản trở tuần hoàn máu ở lưỡi, làm giảm khả năng cảm nhận vị ngọt và tăng cảm giác đắng.

Bệnh lý về răng miệng có thể gây ra tình trạng bị đắng miệng

Bệnh lý về răng miệng có thể gây ra tình trạng bị đắng miệng

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đắng miệng kéo dài

Bị đắng miệng kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: [1] [2]

  • Vấn đề tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc bệnh lý dạ dày có thể gây ra cảm giác đắng miệng. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm thay đổi vị giác.
  • Rối loạn chức năng gan: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan có thể gây ra cảm giác đắng trong miệng. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và thải độc tố khỏi cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Thói quen không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện không đúng cách có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đắng trong miệng.
  • Khô miệng: Nguyên nhân này là do miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt giúp giảm vi khuẩn trong miệng, nên khi thiếu nước bọt, vi khuẩn dễ dàng phát triển và tồn tại nhiều hơn gây ra cảm giác đắng miệng. 
  • Mang thai: Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhiều sản phụ cảm thấy chán ăn và có vị đắng trong miệng, thậm chí còn cảm nhận mùi kim loại trong thức ăn. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, ảnh hưởng đến vị giác. Nếu không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi sinh. 
  • Mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi. Hormone estrogen giảm mạnh, gây ra hiện tượng khô miệng, đắng miệng, mất vị giác và chán ăn.
  • Căng thẳng, lo lắng: Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích hoạt phản ứng căng thẳng trong cơ thể, làm thay đổi vị giác. Lo lắng cũng có thể gây khô miệng, dẫn đến cảm giác đắng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim và lithium, có thể gây ra vị đắng trong miệng sau khi sử dụng.
  • Tổn thương dây thần kinh: Do vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh, nếu các dây thần kinh này bị tổn thương, vị giác có thể bị thay đổi, dẫn đến rối loạn vị giác hoặc cảm giác đắng miệng.

Căng thẳng quá mức có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài

Căng thẳng quá mức có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài

3. Phương pháp điều trị đắng miệng tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đắng miệng tại nhà: [1][2]

Bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn

Bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn là một phương pháp điều trị đắng miệng hiệu quả tại nhà. Dưới đây là một số cách để áp dụng phương pháp này: [1][2]

  • Thêm trái cây và rau xanh: Các loại trái cây táo, lê và rau xanh đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ chức năng vị giác. Vitamin C có trong các loại trái cây và rau xanh, cũng có thể giúp giảm viêm nướu và khô miệng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng vị giác. Các thực phẩm hạt bí, đậu và thịt nạc có thể giúp cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
  • Sử dụng gia vị tự nhiên: Các gia vị gừng và bạc hà không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn có tác dụng làm giảm cảm giác đắng miệng. Gừng có tính chất chống viêm và bạc hà có thể làm mát miệng.
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng: Hạn chế ăn đồ ăn quá cay, chua, nhiều dầu mỡ hoặc mặn có thể giúp giảm tình trạng đắng miệng. 

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp giảm tình trạng đắng miệng

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp giảm tình trạng đắng miệng

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để khắc phục tình trạng đắng miệng, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Ăn uống dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt, uống nhiều nước và đánh răng thường xuyên. Bên cạnh đó, hãy ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, tham gia các khóa học yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng. Những thay đổi này sẽ giúp cải thiện tình trạng đắng miệng một cách hiệu quả.

Tập luyện yoga tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng, điều trị đắng miệng hiệu quả

Tập luyện yoga tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng, điều trị đắng miệng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Việc đánh răng đều đặn ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây mùi khó chịu, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về nướu và răng miệng. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn cũng giúp làm sạch khoang miệng, mang lại cảm giác tươi mát. Bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, bạn có thể giảm thiểu tình trạng đắng miệng và duy trì hơi thở thơm tho suốt cả ngày.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đắng miệng

Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đắng miệng

Lấy vôi răng định kỳ

Cao răng hay còn gọi vôi răng là những mảng bám cứng đầu tích tụ lâu ngày trên răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây viêm nhiễm và mùi hôi. Khi lấy vôi răng, bạn sẽ loại bỏ những mảng bám này, giúp nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nướu, nha chu. Điều này giúp miệng sạch sẽ hơn, giảm vi khuẩn gây mùi và cải thiện tình trạng đắng miệng. Bạn nên lấy vôi răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần tại các nha khoa uy tín để đảm bảo sức khoẻ răng miệng. 

Lấy vôi răng định kỳ giúp giảm vi khuẩn gây mùi, cải thiện tình trạng đắng miệng

Lấy vôi răng định kỳ giúp giảm vi khuẩn gây mùi, cải thiện tình trạng đắng miệng

Hạn chế rượu bia thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia có thể gây ra tình trạng đắng miệng. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ chúng khỏi thói quen hàng ngày. Thay vào đó bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để cai thuốc lá và tập thói quen uống nhiều nước tốt cho sức khỏe, giảm đắng miệng hiệu quả. 

Hạn chế rượu, bia giúp điều trị tình trạng đắng miệng hiệu quả

Hạn chế rượu, bia giúp điều trị tình trạng đắng miệng hiệu quả

Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz giúp chăm sóc, hỗ trợ cải thiện chức năng gan nhanh chóng và hiệu quả. 

Naturenz là thực phẩm chức năng được sản xuất bởi DHG Pharma, nổi tiếng với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe gan toàn diện. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: Nấm linh chi, Hà thủ ô đỏ, Hoa Marigold,... kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gan. [3]

Công dụng nổi bật của các sản phẩm: [3]

  • Naturenz: Giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, nhuận tràng, dành cho người bị tăng men gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan. Đặc biệt là người thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, hoặc sử dụng rượu bia lâu năm. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan Naturenz của DHG Pharma

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan Naturenz của DHG Pharma

  • Naturenz Gold: Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan, giải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, dành cho người men gan cao, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan Naturenz Gold của DHG Pharma

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan Naturenz Gold của DHG Pharma

  • Naturenz LB: Giúp giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan, bổ sung nội tiết tố nữ, dành cho phụ nữ bị các bệnh về gan và có dấu hiệu lão hóa da.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz LB của DHG Pharma

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz LB của DHG Pharma

Tóm lại, đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Quan trọng là bạn cần xác định nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời. Chăm sóc sức khỏe toàn diện, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả tình trạng đắng miệng.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Why do I have a bitter taste in my mouth?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321175#summary ( Ngày 29/7/2024) 

2. Bitter Taste in Mouth: 13 Causes, Symptoms & How to Treat

https://www.tuasaude.com/en/bitter-taste-in-mouth/ ( Ngày 29/7/2024)
3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/tieu-hoa-gan-mat/search?keyword=naturenz&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 ( Ngày truy cập: 4/8/2024)

Chia sẻ: chat zalo

Các bài viết khác
chat Facebook